Làm thế nào để trẻ có thể tự học một cách hiệu quả là một câu hỏi đặt ra của nhiều phụ huynh. Thật khó để trẻ có thể tự giác cho việc này, vì thường các em ở độ tuổi này còn rất ham chơi, muốn được khám phá những thứ khác, các em ghét việc bị ép buộc. Vậy làm thế nào để biến việc tự học trở nên thú vị đối với mỗi em, cùng nghe những chia sẻ của Thạc sĩ Lô Thuý Hương – Cố vấn chuyên môn của Cộng đồng Nghề Làm Cha Mẹ trong video dưới đây nhé! Ba mẹ sẽ tìm được câu trả lời cho chính những câu hỏi nêu trên đó.
Tự học
có nghĩa là con tự giác học tập mà không cần sự giám sát của bất cứ ai. Tuy
nhiên để rèn luyện tinh thần tự học cha mẹ cần giúp con rèn luyện trước đó.
Dưới đây là 3 bước cha mẹ giúp con xây dựng thói quen tự học hiệu quả.
1. Cùng
trẻ xây dựng kế hoạch học tập
Đừng ép
con học theo kế hoạch của cha mẹ, thay vào đó hãy cùng trẻ xây dựng kế hoạch
học tập. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái, chủ động và cảm thấy được
quyền quyết định việc học của mình. Bé sẽ không cảm thấy bị ép buộc, mệt mỏi,
bí bách hoặc tìm cách đối phó khi phải học theo ý cha mẹ.
Khi trẻ
cảm thấy được tôn trọng, được quyền tự quyết định sẽ có trách nhiệm hơn với kế
hoạch học tập đã đề ra. Bố mẹ chỉ nên tham gia bằng cách tư vấn để kế hoạch của
con hợp lý, khoa học và phù hợp với năng lực.
Khi trẻ
hoàn thành sớm kế hoạch học tập, đạt thành tích tốt, cha mẹ có thể tăng thêm
khối lượng kiến thức bằng cách giao thêm bài tập. Nếu con chưa đạt chuẩn, cha
mẹ không nên la mắng, ép con học quá sức. Hãy cho trẻ tập chung và hoàn thành
phần kiến thức cơ bản trước.
2. Hỗ
trợ con nâng cao khả năng tư duy, tự học hỏi và tìm tòi
Tự học
là cách con biết tự tìm tòi, tư duy, vận dụng kiến thức đã được học vào các vấn
đề khác. Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu thế nào là tự học để rèn luyện tinh
thần tự giác cho trẻ. Giúp trẻ tự khám phá kiến thức mới trên nền tảng kiến
thức cũ đã được học và tìm hiểu.
Với mỗi
bài học hãy yêu cầu con giải thích, tìm ra câu trả lời với những cách khác
nhau. Hỏi lại con những kiến thức cũ có liên quan để vận dụng vào bài đang học.
Khuyến khích trẻ đưa ra các thắc mắc và tự mình tìm tòi câu trả lời. Bố mẹ
không nên trả lời ngay câu hỏi của con mà hãy định hướng để bé tư duy tự tìm ra
đáp án.
3.
Khuyến khích con tự đặt câu hỏi
Khuyến khích con đặt câu hỏi để chủ động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức mới
Trẻ
càng lớn thì nhu cầu tìm hiểu thế giới càng mở ra, con muốn khám phá các bí ẩn
từ mọi sự vật, sự việc xung quanh mình. Khuyến khích con đặt câu hỏi để chủ
động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức mới. Cha mẹ hãy kiên trì với những
câu hỏi liên tiếp của con, không nên quát mắng khiến trẻ sợ hãi không dám hỏi
nữa.
Hãy tôn
trọng khi con hỏi bất cứ câu hỏi nào, dù nó rất dễ hay vượt quá tầm hiểu biết
của bố mẹ. Cùng con tìm ra đáp án, giúp bé yêu thích tìm tòi, phát hiện kiến thức
mới. Cha mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi với cô giáo khi chưa hiểu
bài trên lớp.