QUY CHẾ CHUYÊN MÔN MN HỌA MI - Trường mầm non Hoạ Mi - Ban Mê Thuột

Nóng

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN MN HỌA MI

 

PHÒNG GD&ĐT TP. BMT                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                


QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 160 /QĐ-MNHM  ngày 23 tháng 09 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi)

 

CHƯƠNG I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.

Điều 2. Mục đích yêu cầu

Quy chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, mỗi kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.

Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.

 Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn

-         Căn cứ thông tư Thông tư Số: 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

-         Căn cứ thông tư Số: 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/04/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

-         Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non.

-         Căn cứ Công văn Số: 3972/BGDĐT-TTr ngày 07/8/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo
V/v hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

-         Căn cứ Công văn Số: 565/PGDĐT-MN, ngày 22 tháng 09 năm 2023 của Pḥòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2023-2024.

-         Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ

A.       CÔNG TÁC GIÁO DỤC

 

Điều 4: Thực hiện Chương trình GDMN. 

1. Kế hoạch thời gian năm học. 

- Thời gian ổn định: Từ ngày 04/8/2023 các giáo viên cho trẻ làm quen với nhóm lớp, nề nếp thói quen theo chế độ sinh hoạt một ngày.

Thời gian thực hiện chương trình GDMN là 35 tuần, bắt đầu từ ngày 05/9/2023, thực hiện Chương trình GDMN và hoàn thành Chương trình vào ngày 17/5/2024

2. Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu. 

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chương trình giáo dục nhà trường. Chú trọng phát triển năng lực của trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. 

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch, hình thức, nội dung “Chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường và cha mẹ trẻ.

- Chú trọng quan sát đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các hoạt động theo kế hoạch ngày/tuần/ tháng để đảm bảo các hoạt động được điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng mục tiêu cuối độ tuổi trẻ, có biện pháp tác động, hỗ trợ tích cực với những trẻ yếu và phát huy năng lực, năng khiếu nổi trội với những trẻ xuất sắc. 

- Triển khai chủ đề năm học 2023-2024 “Xây dựng lớp học hạnh phúc” và phấn đấu 100% các lớp thực hiện tốt; 

- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt các chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; “Xây dựng trường mầm non  xanh - an toàn - thân thiện “Giáo dục nếp sống văn minh, lịch sự cho học sinh”. 

- Tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong thực hiện chương trình  “Tôi yêu Việt Nam”; Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng với môi trường và phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn bản thân, thực hành thoát nạn... 

- Thực hiện đúng quy định về tổ chức các hoạt động liên kết, ngoại khóa. Chỉ đạo điều chỉnh Chương trình giảng dạy đáp ứng Thông tư 50/2020/TT BGDDT ngày 31/12/2020 về Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và công văn số 2387/BGDĐT-GDMN ngày 09/6/2021 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung và Chương trình LQTA dành cho trẻ mẫu giáo. 


Điều 5. Tổ chuyên môn

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 13 - Điều lệ trường Mầm Non của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

Trường mầm non Họa Mi được bố trí thành 06 tổ chuyên môn: Tổ lá, tổ chồi, tổ mầm, tổ nhà trẻ, tổ nuôi dưỡng và tổ văn phòng. Mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

a) Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non;

b) Cùng với chuyên môn nhà trường xây dựng mục tiêu giáo dục căn cứ kết quả mong đợi theo từng lĩnh vực cuối mỗi độ tuổi trong chương trình giáo dục MN. Mục tiêu bổ sung, nâng cao theo phát triển của nhà trường. 

c) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo phân phối chương trình của chuyên môn nhà trường;  đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

3. Sinh hoạt tổ chuyên

a)     Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

b)    Tổ chức thao giảng, dự giờ, nhận xét, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, trao đổi kinh nghiệm; thiết kế bài dạy, trò chơi, … đánh giá chất lượng giờ dạy của các thành viên trong tổ.

c)     Đánh giá, xếp loại hàng tháng và hàng năm theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên...

4. Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn

a) Kế hoạch hoạt động (kế hoạch năm, tháng)

b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

Hồ sơ tổ chuyên môn do tổ tr­ưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại trường.

[[ơĐiều 5. Đối với giáo viên

1.     Nhiệm vụ chung của giáo viên

a)     Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

b)    Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đúng mục tiêu của từng độ tuổi dựa vào kế hoạch chuyên môn của trường.

- Giáo viên lựa chọn những đề tài mới, sưu tầm các câu truyện, bài thơ có nội dung phù hợp với trẻ của lớp; nhưng kỹ năng tạo hình tiên tiến hoặc đưa các loại hình nghệ thuật của các trường phái trên thế giới cho trẻ làm quen. Lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi đưa vào tổ chức trong hoạt động học cho trẻ. 

- Thực hiện 5 hoạt động học/tuần (1 hoạt động học/ 1 ngày) 

- Giáo viên cần sắp xếp kế hoạch trong tuần tổ chức cho trẻ tham gia lao động tập thể như nhổ cỏ, lau lá cây, tưới nước, lao động trực nhật, vệ sinh lớp, đồ dùng đồ chơi… 

 - Chủ động, linh hoạt, tăng cường tối đa tổ chức cho trẻ các hoạt động khám phá, trải nghiệm, phát triển vận động… ngoài thiên nhiên. Trong 01 tuần, có thể quy định thay thế hoạt động góc, hoạt động ngoài trời từ 1-2 lần bằng tổ chức hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi phát triển vận động dansport, dân vũ... hoặc lao động vườn trường, tham quan trải nghiệm ở khu vực trong nhà trường. 

- Đổi mới phương pháp tiếp cận “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm”, giáo viên là người định hướng, gợi mở tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, bộc lộ kinh nghiệm của bản thân, tự học thông qua các hoạt động, khám phá, trải nghiệm thực tế, thực hành, thí nghiệm, thu thập thông tin, thuyết trình… với nhóm và cá nhân trẻ. Tăng cường cho trẻ hoạt động, khám phá ngoài thiên nhiên, trong các phòng chức năng. 

- Công khai kế hoạch giáo dục tại bảng tuyên truyền để phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 

- Cuối ngày/chủ đề/tháng, giáo viên thực hiện đánh giá các mục tiêu, nhận xét.

- Nộp kế hoạch giáo dục cho chuyên môn trường duyệt trước một tuần.

- Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho phụ huynh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án, thiết kế trò chơi, ứng dụng Tiếng Anh trong các hoạt động dạy học.

c). Thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày. 

- Thực hiện tốt Quy chế chuyên môn của ngành học, nhà trường. Đảm bảo quản lý trẻ tốt trong mọi thời điểm, mọi hoạt động, mọi nơi.  

- Thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu, kế hoạch giáo dục hàng ngày. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi lên lớp. 

- Đảm bảo giờ nào, việc nấy. Tuyệt đối không cắt xén tổ chức các hoạt động cho trẻ theo thời gian biểu. 

- Phối hợp tốt với BGH, tổ nuôi dưỡng, y tế và CMHS trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 

d) Hồ sơ sổ sách chuyên môn. 

v Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em; Kế hoạch GD (lưu file) 

o   Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình của trường, soạn trực tiếp trên máy vi tính, khổ A4 được lưu từng file chủ đề riêng biệt. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách (Font Times New Roman cỡ chữ 14), căn lề chuẩn theo Thông tư 01 thể thức trình bày văn bản).

o   Nộp kế hoạch giáo dục tuần vào thứ 4 hàng tuần cho chuyên môn trường duyệt

v Sổ theo dõi trẻ:

o   Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, các danh hiệu thi đua của lớp dựa trên kế hoạch của nhà trường. 

o   Ghi chép đầy đủ lý lịch của học sinh. Theo dõi đầy đủ việc đến lớp của trẻ đánh dấu chuyên cần của trẻ theo quy định.

v Sổ theo dõi tài sản: Ghi chép theo dõi đúng, đủ số tài sản của nhóm lớp khi được bổ sung, kiểm kê tài sản mỗi năm 2 lần, vào đầu năm và cuối năm học.

v Sổ sức khỏe:

o   Ghi kết quả khám sức khỏe định kỳ trong 1 năm. GV phải vào sổ kịp thời, tổng hợp cuối mỗi kỳ khám (SDD, sức khỏe, trẻ mắc bệnh…, Cộng tổng và tính tỷ  lệ % của từng mục.) 

o   Cập nhật kết quả cân và đo 3 đợt trong năm vào tháng 9- 12- 5. Vào cân nặng trẻ SDD hàng tháng. 

v Sổ chuyên môn:

o   Mỗi GV phải có một sổ để dự giờ tham quan học tập, ghi chép các nội dung họp chuyên môn, ghi chép nội dung các buổi họp hội đồng, chuyên môn, tổ chuyên môn. 

o   Ghi chép đầy đủ nội dung các lần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn do sở, phòng, nhà trường tổ chức. 

o   Ghi chép sạch sẽ khoa học, đủ ngày, tháng, năm.

o   Dự đủ số tiết nhà trường quy định 

o   Mỗi tiết dự phải có phần nhận xét, góp ý về phần nội dung, phương pháp hình thức tổ chức và có đánh giá xếp loại. 

v Sáng kiến kinh nghiệm

o   Mỗi GV đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác.

o   Trong một năm học mỗi giáo viên có một bộ đồ dùng, đồ chơi, sáng kiến kinh nghiệm, đề tài được đăng ký với tổ, BGH vào đầu năm học.

o   Đánh giá SKKN phải theo đúng h­ướng dẫn của nhà trư­ờng và nộp đúng thời gian quy định.

v Sổ Bồi dưỡng thường xuyên

o   Mỗi Cán bộ, giáo viên đăng ký 4 modul để học trong 1 năm

o   Xây dựng kế hoạch học tập bắt đầu vào tháng 08 hàng năm và kết thúc vào tháng 4.

 

4. Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ

4.1. Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày

Giáo viên tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình chăm sóc - giáo dục với các hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động.

ü Các nội dung cần đánh giá

- Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động.

- Những kiến thức và kĩ năng của trẻ.

o   Dựa trên kết quả đánh giá nhanh hằng ngày, giáo viên xác định:

- Những trẻ cần lưu ý đặc biệt và cần đến các biện pháp chăm sóc giáo dục riêng cho phù hợp.

- Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ và những thay đổi phù hợp trong những ngày sau.

4.2. Đánh giá việc thực hiện chủ đề

Giáo viên đánh giá việc thực hiện chủ đề để đánh giá những vấn đề đã làm được và chưa làm được trong chủ đề như:

- Mục đích.

- Nội dung.

- Tổ chức hoạt động.

- Những vấn đề khác như: tình trạng sức khỏe của các trẻ trong lớp, tổ chức môi trường giáo dục, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi... Từ đó, giúp giáo viên nhìn nhận lại những việc mình và lớp mình đã làm được và chưa làm được trong chủ đề; từ đó, cải tiến hoặc điều chỉnh các hoạt động tiếp, xây dựng kế hoạch của chủ đề sau được tốt hơn. Đồng thời, công khai kết quả để các bậc cha mẹ trẻ biết, cùng phối hợp với lớp, nhà trường làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

 B. CÔNG TÁC CHĂM SÓC

Điều 6: Nhiệm vụ của cán bộ y tế

- Nhân viên y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non, liên kết chặt chẽ với y tế địa phường về phòng chống dịch bệnh tại trường và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra. Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường.

- Theo dõi cân nặng, chiều cao cho trẻ: 3 lần/ năm học, sử dụng biểu đồ tăng trưởng dành cho trẻ trai và gái để theo dõi cân nặng và chiều cao.

- Cán bộ y tế nhà trường phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.

- Thực hiện tổ chức khám sức khoẻ định kỳ: 2 lần/năm học.

- Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo mùa, không để xảy ra bệnh dịch trong nhà trường.

- Bảo đảm đủ đồ dùng phục vụ vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ. Thực hiện lau sàn nhà và rửa đồ chơi bằng cloramin B 1 lần/tuần, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong trường bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng tháng...

v Hồ sơ sổ sách, dụng cụ y tế:

- Cá nhân trẻ: 01 sổ theo dõi sức khỏe để thông báo cho phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.

- Nhóm, lớp: Sổ theo dõi chất lượng nhóm, lớp.

- Nhân viên y tế: Đầy đủ hồ sơ; kế hoạch; các dụng cụ y tế; thuốc cần thiết

- Lưu hồ sơ sức khỏe tại phòng y tế.

 

C.   CÔNG TÁC NUÔI DƯỠNG:

Điều 7: Nhiệm vụ của phụ trách bán trú

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát định kỳ bếp ăn, đủ điều kiện theo Điều lệ trường mầm non và được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tích cực tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ.

2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ:

- Thực đơn được thay đổi theo mùa và phong phú các món ăn. Chú ý thay đổi thực đơn và đảm bảo thời gian chế biến an toàn cho trẻ. Tăng cường chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non, không lạm dụng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.

- Đảm bảo khẩu phần và chế độ ăn cho trẻ theo đúng độ tuổi:

+ Nhà trẻ (2 bữa chính và 1 bữa phụ/ ngày): Năng lượng cần cho 1trẻ/ngày 930- 1000 Kcal. Nhu cầu năng lượng tại trường cần 700-800 Kcal/trẻ/ngày. Đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng giữa chất đạm (protit), chất béo (lipit), chất bột đường

+ Mẫu giáo (2 bữa chính và 1 bữa phụ/ ngày): Năng lượng cần cho 1trẻ/ngày 1230-1320 Kcal. Nhu cầu năng lượng tại trường cần 924-1056 Kcal/trẻ/ngày. Đảm bảo tỷ lệ cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng giữa chất đạm (protit), chất béo (lipit), chất bột đường

- Ứng dụng phần mềm Nutri Kids trong tính toán khẩu phần ăn cho trẻ

3. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng trong tất cả các khâu:

Giao nhận thực phẩm hàng ngày:

* Sổ giao nhận thực phẩm:

- Người giao hàng: Ký bàn giao số lượng thực phẩm giao cho trường.

- Người trực tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm, ghi rõ thời gian nhận thực phẩm và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm và hoá đơn đề nghị thanh toán cho người giao hàng. Sổ giao nhận thực phẩm do tổ bếp quản lý, tổ trưởng tổ cấp dưỡng chịu trách nhiệm chung.

* Sổ kiểm phẩm:

- Phân công nhân viên phụ trách y tế, trưởng ban thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi chế biến về số lượng và chất lượng đảm bảo tươi sống

- Đối với thực phẩm nhận từ kho do thủ kho giao cho người nhận thực phẩm ghi lại số lượng nhận từ kho tại sổ giao nhận thực phẩm. Lượng thực phẩm khô dự trữ trong kho (Bao gồm: Gạo, đường, sữa, dầu ăn, lạc...) phù hợp với số trẻ ăn tại trường để đảm bảo chất lượng thực phẩm.

- Kiểm tra: Ban giám hiệu tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn của trẻ.

- Chế biến thực phẩm: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Khi chia định lượng thức ăn cho các nhóm, lớp phải ghi rõ số học sinh đi học, lượng thức ăn chia cho nhóm, lớp lên bảng.

- Công khai thực đơn hàng ngày của trẻ với phụ huynh và cán bộ, giáo viên toàn trường. Thực hiện tính khẩu phần ăn và các loại sổ sách quản lý nuôi dưỡng kịp thời, đúng nguyên tắc.

Thực hiện đúng quy chế, thao tác tổ chức ăn cho trẻNhân viên – giáo viên phải rửa tay xà phòng trước khi cho trẻ ăn, đeo khẩu trang và không cười đùa nói chuyện riêng quá lâu trong giờ cho trẻ ăn.

- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ theo nhu cầu: tổ chức cho trẻ uống nước lọc tại máy ở các khối lớp, phải có giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh. Nước sinh hoạt phải xét nghiệm đảm bảo an toàn theo qui định.

Điều 8. Kỷ luật lao động.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy giáo viên, nhân viên của trường.

1. Đi làm đúng giờ (6h30-17h00), mặc đúng đồng phục theo qui định của nhà trường, nghỉ việc phải xin phép, nếu có việc gấp phải điện thoại cho BGH.

2. Gương mẫu, có tác phong văn minh, lịch sự, thân thiện khi tiếp xúc với BGH, đồng nghiệp, phụ huynh và các cháu.

3. Đảm bảo đúng lịch sinh hoạt, giờ nào việc nấy, không cắt xén thời gian học tập, vui chơi của trẻ.

4. Chuẩn bị đầy đủ giáo án, ñoà duøng, ñoà chôi trước khi lên lớp. Saùng taïo trong việc tổ chức các hoạt động, laøm ñoà duøng, ñoà chôi, trang trí. Hoaøn thaønh caùc loaïi hoà sô soå saùch cô và cháu.

5. Đảm bảo an toàn cho các cháu trong quá trình học tập tại lớp, sân. Tuyệt đối khoâng được phép dùng cây, tay hay bất cứ vật gì để phạt vào đầu, mặt và lòng bàn chân cháu. Không trả trẻ cho người lạ mặt và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi.

6. Không làm việc riêng, tiếp khách lạ mặt, nói chuyện điện thoại, nhắn tin trong giờ làm việc.

7.  Thường xuyên học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm lương tâm nghề nghiệp trong giảng dạy. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ tài sản của nhà trường, lớp.

8. Luôn bảo vệ danh dự và mọi quyền lợi của nhà trường, đồng nghiệp trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp để cùng tiến bộ, không bao che những việc làm sai trái của nhau. Tránh chia bè phái, nói xấu và bôi nhọ danh dự của đồng nghiệp.

9. Thực hiện tốt phương châm “yêu thương, thấu hiểu, chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ các cháu như con của mình”.

10. Trước khi về phải tắt điện, nước, quạt, máy tính, khóa cửa cẩn thận. Nếu các thiết bị trong lớp bị hư phải báo ngay cho BGH (ghi vào sổ).

 

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.

 

2. Phó hiệu trưởng

Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.
Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn

Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để BGH xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.

Điều 12. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể

          Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế./.

Điều 13. Quy chế này áp dụng từ năm học 2023 và những năm học tiếp theo. Quy chế sẽ sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường.

                                                                               HIỆU TRƯỞNG

                                                                                     (Đã ký)

 

                                                                          Nguyễn Vũ Hoài Thu